Nokia đã trở lại. Nokia đã chính thức trở lại thị trường Việt Nam bằng một sự kiện ra mắt 5 mẫu điện thoại trong đó có 2 mẫu featurephone (Nokia 150, Nokia 3310) và 3 mẫu smartphone (Nokia 3, 5, 6).
Cảm nhận đầu tiên về sự trở lại này, về không khí tiếp xúc, về con người của HMD Global (công ty khởi nghiệp mua lại thương quyền Nokia thời hạn 10 năm): Không còn sự chảnh chọe, ngạo mạn của những con người Nokia trước đây - thường là cái thói xưa nay của những "ông lớn" đương đỉnh vàng son.
Mở đầu sự kiện chính thức trở lại thị trường Việt Nam của Nokia là màn trình diễn đàn dây mà ấn tượng nhất chính là một giai điệu nhạc chuông quen thuộc ngày nào từng vang vang từ những dòng điện thoại Nokia xưa cũ làm lắng lại một không khí đầy gợi nhớ. Nhưng bây giờ, sự gợi nhớ để mà bước tiếp, chứ không phải để chìm đắm và mắc kẹt lại trong đó.
Một sự kiện trở lại thị trường Việt của Nokia với sân khấu trang trọng, nhưng bài trí khá giản dị. Chỗ ngồi của cử tọa, khách mời là những chiếc bục dài tạo phong cách riêng hơn là những chiếc ghế và bàn rườm rà. Người Nokia bây giờ, hay nói chính xác hơn là HMD, ý thức hơn ai hết những giá trị một thời của Nokia và lấy những thứ đó ra để phát huy, trong đó chí ít là dùng để gợi nhớ, thu hút cảm tình, làm nguyên liệu để truyền thông quảng bá và marketing, hay nhằm tạo dư luận lan truyền.
Thực ra thì HMD hay Nokia smartphone lúc này chưa có gì nhiều để nói mà có lẽ sự quan tâm, tò mò của giới truyền thông đối với "Nokia mới" mới chính là tâm điểm. Mà truyền thông quan tâm và tò mò thì cũng phản ánh một phần hoặc phần lớn sự quan tâm và tò mò của công chúng. Có lẽ vì thế mà, một phóng viên công nghệ làm live stream sự kiện Nokia trên fanpage của trang tin hôm 10/6/2017 vừa rồi chỉ trong hơn một giờ đồng hồ đã có đến hơn 20.000 lượt xem. Một sự quan tâm đong đếm được chứ không phải chung chung, định tính hay võ đoán võ mồm với nhau.
Nokia smartphone chạy nền tảng Android nguyên bản chưa có gì nhiều để nói và tôi thực sự cũng chưa thấy gì ấn tượng về hình thức thiết kế của các mẫu Nokia 3, 5, 6. Chính xác hơn thì chúng vẫn đậm phong cách thiết kế của Nokia trước đây, và tất nhiên cũng theo đó có những nét gần với ngoại hình của nhiều mẫu "Lumia thảm họa". Nhưng HMD ngày nay, với hai vị trí cao nhất là Chủ tịch Florian Seiche và CEO Arto Munmela từng là những cựu lãnh đạo của Nokia trước kia, hẳn đã đủ thấm thía rằng sự bảo thủ ôm khư khư Symbian chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất đẩy Nokia cũ đến đường cùng.
Tiếng đàn dây vẫn ngân giai điệu nhạc chuông xưa cũ của Nokia trên sân khấu và khi đó tôi tự hỏi rằng vì sao không phải là tiếng đàn organ rộn ràng hay sang trọng với đàn piano thánh thót. Bởi tiếng dàn dây kia khiến ta có một cảm giác gì đó khắc khoải, nỗi niềm.
Mức giá của Nokia 3, 5, 6 lần lượt là 2,999-4,259-5,59 triệu đồng tôi cho rằng không có quá nhiều ưu thế so với các sản phẩm smartphone Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam hiện nay. Nhưng về thương hiệu, thì Nokia vẫn còn có được hơn một niềm dấu yêu tại thị trường Việt. Vì thế mà mới dẫn đến "ồn ào" khi mẫu điện thoại "cùi bắp" Nokia 3310 vừa lên kệ cuối tháng 5/2017 bị kêu là khan hàng trong khi nhiều người đang muốn tìm mua vừa để sử dụng vừa để làm vật kỉ niệm về một thương hiệu họ yêu thích.
Tôi đã đặt thẳng vấn đề với James Rutherfoord – Phó chủ tịch HMD Global khu vực Châu Á-Thái Bình Dương: rằng Nokia 3310 được định giá quá đắt (1.059.000 đồng). Và rằng: Nhiều người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng trả với mức giá trên là vì họ chấp nhận trả một phần tiền cho kỉ niệm, cho hồi ức, cho một niềm yêu thích "hàng cổ"… Nhưng HMD Global đừng nghĩ rằng sẽ tiếp tục thành công với cách làm như Nokia 3310 áp cho những mẫu điện thoại "cùi bắp" khác và sau này. James Rutherfoord trả lời đại ý rằng: Nokia 3310 là một mẫu điện thoại chất lượng, chắc chắn. Nó là mẫu điện thoại từng là dấu ấn của Nokia và cũng đã gây được chú ý khi quay trở lại ngay tại sự kiện MWC 2017 tháng 3 vừa qua tại Barcelona. Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng sản phẩm phân khúc giá thấp hơn thì Nokia cũng có những mẫu "cùi bắp" giá chỉ vài trăm ngàn đồng.
Trả lời của James Rutherfoord đã cho thấy khá rõ ý đồ, tính toán của HMD về trường hợp Nokia 3310. Song tôi muốn nhìn từ một góc khác nữa, có tính xâu chuỗi hơn: HMD chính thức được thành lập vào ngày 1/12/2016. Tháng 3/2017 họ tham gia sự kiện MWC 2017 và giới thiệu một số mẫu điện thoại, và Nokia 3310 được dùng làm điểm nhấn tạo truyền thông khuấy động về một sự trở lại. Trong sự kiện trở lại thị trường Việt Nam ngày 10/6/2017, HMD Global chọn điểm nhấn khai mạc chính là một giai điệu nhạc chuông Nokia đã rất đỗi thân quen với những người dùng điện thoại di động Việt Nam từ nhiều năm trước. Như vậy, Nokia 3310 có thể chỉ là con bài để tạo dư luận về một sự trở lại, làm đòn bẩy gợi nhớ về một thời Nokia vàng son, làm thương hiệu cho một "Nokia mới" trên những giá trị của "Nokia cũ".
Trước sự kiện chính thức trở lại thị trường Việt của Nokia, tôi đã được nghe chia sẻ từ một cán bộ quản lí cấp cao của một thương hiệu smartphone trong tốp dẫn đầu tại Việt Nam: Các đối thủ cần phải dè chừng trong thời gian tới, thứ nhất là Huawei với sức mạnh công nghệ, bản quyền các sáng chế và tiềm lực tài chính mạnh mẽ; thứ hai là Nokia vì thương hiệu này vẫn còn được nhiều người nhớ và ưa chuộng tại Việt Nam. Tôi muốn bổ sung thêm một suy nghĩ: Cái đáng phải dè chừng nữa ở Nokia bây giờ là một khát vọng muốn làm lại, muốn quay trở lại thời đỉnh cao, đó là yếu tố mà nhiều "ông lớn" thường để bị mai một dần khi ngồi lâu trên "ngôi vương".
Mở đầu sự kiện chính thức trở lại thị trường Việt Nam của Nokia là màn trình diễn đàn dây mà ấn tượng nhất chính là một giai điệu nhạc chuông quen thuộc ngày nào từng vang vang từ những dòng điện thoại Nokia xưa cũ làm lắng lại một không khí đầy gợi nhớ. Nhưng bây giờ, sự gợi nhớ để mà bước tiếp, chứ không phải để chìm đắm và mắc kẹt lại trong đó.
Một sự kiện trở lại thị trường Việt của Nokia với sân khấu trang trọng, nhưng bài trí khá giản dị. Chỗ ngồi của cử tọa, khách mời là những chiếc bục dài tạo phong cách riêng hơn là những chiếc ghế và bàn rườm rà. Người Nokia bây giờ, hay nói chính xác hơn là HMD, ý thức hơn ai hết những giá trị một thời của Nokia và lấy những thứ đó ra để phát huy, trong đó chí ít là dùng để gợi nhớ, thu hút cảm tình, làm nguyên liệu để truyền thông quảng bá và marketing, hay nhằm tạo dư luận lan truyền.
Thực ra thì HMD hay Nokia smartphone lúc này chưa có gì nhiều để nói mà có lẽ sự quan tâm, tò mò của giới truyền thông đối với "Nokia mới" mới chính là tâm điểm. Mà truyền thông quan tâm và tò mò thì cũng phản ánh một phần hoặc phần lớn sự quan tâm và tò mò của công chúng. Có lẽ vì thế mà, một phóng viên công nghệ làm live stream sự kiện Nokia trên fanpage của trang tin hôm 10/6/2017 vừa rồi chỉ trong hơn một giờ đồng hồ đã có đến hơn 20.000 lượt xem. Một sự quan tâm đong đếm được chứ không phải chung chung, định tính hay võ đoán võ mồm với nhau.
Nokia smartphone chạy nền tảng Android nguyên bản chưa có gì nhiều để nói và tôi thực sự cũng chưa thấy gì ấn tượng về hình thức thiết kế của các mẫu Nokia 3, 5, 6. Chính xác hơn thì chúng vẫn đậm phong cách thiết kế của Nokia trước đây, và tất nhiên cũng theo đó có những nét gần với ngoại hình của nhiều mẫu "Lumia thảm họa". Nhưng HMD ngày nay, với hai vị trí cao nhất là Chủ tịch Florian Seiche và CEO Arto Munmela từng là những cựu lãnh đạo của Nokia trước kia, hẳn đã đủ thấm thía rằng sự bảo thủ ôm khư khư Symbian chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất đẩy Nokia cũ đến đường cùng.
Tiếng đàn dây vẫn ngân giai điệu nhạc chuông xưa cũ của Nokia trên sân khấu và khi đó tôi tự hỏi rằng vì sao không phải là tiếng đàn organ rộn ràng hay sang trọng với đàn piano thánh thót. Bởi tiếng dàn dây kia khiến ta có một cảm giác gì đó khắc khoải, nỗi niềm.
Mức giá của Nokia 3, 5, 6 lần lượt là 2,999-4,259-5,59 triệu đồng tôi cho rằng không có quá nhiều ưu thế so với các sản phẩm smartphone Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam hiện nay. Nhưng về thương hiệu, thì Nokia vẫn còn có được hơn một niềm dấu yêu tại thị trường Việt. Vì thế mà mới dẫn đến "ồn ào" khi mẫu điện thoại "cùi bắp" Nokia 3310 vừa lên kệ cuối tháng 5/2017 bị kêu là khan hàng trong khi nhiều người đang muốn tìm mua vừa để sử dụng vừa để làm vật kỉ niệm về một thương hiệu họ yêu thích.
Tôi đã đặt thẳng vấn đề với James Rutherfoord – Phó chủ tịch HMD Global khu vực Châu Á-Thái Bình Dương: rằng Nokia 3310 được định giá quá đắt (1.059.000 đồng). Và rằng: Nhiều người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng trả với mức giá trên là vì họ chấp nhận trả một phần tiền cho kỉ niệm, cho hồi ức, cho một niềm yêu thích "hàng cổ"… Nhưng HMD Global đừng nghĩ rằng sẽ tiếp tục thành công với cách làm như Nokia 3310 áp cho những mẫu điện thoại "cùi bắp" khác và sau này. James Rutherfoord trả lời đại ý rằng: Nokia 3310 là một mẫu điện thoại chất lượng, chắc chắn. Nó là mẫu điện thoại từng là dấu ấn của Nokia và cũng đã gây được chú ý khi quay trở lại ngay tại sự kiện MWC 2017 tháng 3 vừa qua tại Barcelona. Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng sản phẩm phân khúc giá thấp hơn thì Nokia cũng có những mẫu "cùi bắp" giá chỉ vài trăm ngàn đồng.
Trả lời của James Rutherfoord đã cho thấy khá rõ ý đồ, tính toán của HMD về trường hợp Nokia 3310. Song tôi muốn nhìn từ một góc khác nữa, có tính xâu chuỗi hơn: HMD chính thức được thành lập vào ngày 1/12/2016. Tháng 3/2017 họ tham gia sự kiện MWC 2017 và giới thiệu một số mẫu điện thoại, và Nokia 3310 được dùng làm điểm nhấn tạo truyền thông khuấy động về một sự trở lại. Trong sự kiện trở lại thị trường Việt Nam ngày 10/6/2017, HMD Global chọn điểm nhấn khai mạc chính là một giai điệu nhạc chuông Nokia đã rất đỗi thân quen với những người dùng điện thoại di động Việt Nam từ nhiều năm trước. Như vậy, Nokia 3310 có thể chỉ là con bài để tạo dư luận về một sự trở lại, làm đòn bẩy gợi nhớ về một thời Nokia vàng son, làm thương hiệu cho một "Nokia mới" trên những giá trị của "Nokia cũ".
Trước sự kiện chính thức trở lại thị trường Việt của Nokia, tôi đã được nghe chia sẻ từ một cán bộ quản lí cấp cao của một thương hiệu smartphone trong tốp dẫn đầu tại Việt Nam: Các đối thủ cần phải dè chừng trong thời gian tới, thứ nhất là Huawei với sức mạnh công nghệ, bản quyền các sáng chế và tiềm lực tài chính mạnh mẽ; thứ hai là Nokia vì thương hiệu này vẫn còn được nhiều người nhớ và ưa chuộng tại Việt Nam. Tôi muốn bổ sung thêm một suy nghĩ: Cái đáng phải dè chừng nữa ở Nokia bây giờ là một khát vọng muốn làm lại, muốn quay trở lại thời đỉnh cao, đó là yếu tố mà nhiều "ông lớn" thường để bị mai một dần khi ngồi lâu trên "ngôi vương".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét