Cảm biến vân tay chắc các bạn đã quá quen thuộc, mình sẽ giải thích sơ qua thêm về định nghĩa của thuật ngữ cảm biến nhận diện khuôn mặt và Iris Scanner cho một số bạn chưa biết nhé!
Cảm biến nhận diện khuôn mặt là dùng camera trước của điện thoại, quét qua khuôn mặt của bạn xem có khớp với dữ liệu đã đưa vào (thiết lập) trước đó hay không, nếu có điện thoại sẽ mở khóa.
Iris Scanner là quét mống mắt của mắt để mở khóa, đây là phương pháp sinh trắc học sử dụng thuật toán hình ảnh để nhận dạng một người nào đó, dựa vào cấu trúc phức tạp và độc nhất của mống mắt.
Cũng có thể nói Iris Scanning đưa bảo mật lên tầm cao mới, nhanh chóng, tiện lợi và không thể làm giả được (vân tay có thể giả). Tính năng này từng xuất hiện trên "hồng nhan họa thủy" Samsung Galaxy Note 7.
Công nghệ cảm biến khuôn mặt và Iris Scanning (Ảnh: TGDD)
Và theo một báo cáo của báo Korea Economic Daily tại Hàn Quốc, Samsung Galaxy S8 Plus sẽ bao gồm tính năng cảm biến nhận diện khuôn mặt giúp mở khóa dễ dàng hơn, cung cấp nhiều lựa chọn bảo mật hơn, từ cảm biến vân tay phổ thông đến Iris Scanning (cảm biến quét võng mạc)
"Để làm gì?" Có lẽ nhiều Sam-fan sẽ nói như vậy bởi vì đã rất hài lòng với cảm biến vân tay của Samsung, đã yêu cái nút home "xinh xinh" ở phía dưới cuối màn hình rồi. Nhưng bạn nên nhớ thiết kế rò rỉ về Galaxy S8 cho thấy cảm biến vân tay ra sau mặt lưng rồi nhé.
Tóm lại, thà có còn đỡ hơn là không. Tưởng tượng là bạn chỉ cần cầm smartphone lên và mọi thứ hãy để Samsung làm việc, chỉ mất ít hơn 0,01 giây để mở khóa điện thoại. Thật tuyệt vời phải không nào.
Ngoài nhận diện khuôn mặt ra thì Samsung Galaxy S8 vẫn còn cảm biến quét mống mắt. Tính năng này đã từng có trên chiếc Galaxy Note 7, như vậy sẽ không có gì là khó đoán khi nó tiếp tục xuất hiện trên siêu phẩm năm 2017 của Samsung.
Nếu như Samsung S8 được trình làng vào ngày 29/3 tới đây có thêm cảm biến nhận diện khuôn mặt và quét mống mắt , chắc chắn nó sẽ tạo nên một làn sóng tích hợp đầy đủ các tính năng bảo mật này lên smartphone các hãng khác.
Tuy nhiên, khi lật lại lịch sử thì tính năng mở khóa điện thoại bằng nhận diện khuôn mặt này đã từng xuất hiện. Tại sao nó không thịnh hành như cảm biến vân tay? Phải chăng nó có những khiếm khuyết?
Vâng, khiếm khuyết ngày trước của cảm biến khuôn mặt rất nhiều. Ví dụ như khi trời tối không đủ ánh sáng sẽ không thể nhận diện khuôn mặt, không được để xéo vì cảm biến sẽ không nhận ra, phải để thẳng, smartphone và khuôn mặt phải song song với nhau,...
Nhưng tất cả đều là chuyện của quá khứ rồi, tương lai đã khác. Nhờ công nghệ đã phát triển vượt bậc, công nghệ cảm biến khuôn mặt 2D ngày xưa đã không còn, và nhường chỗ cho cảm biến khuôn mặt 3D.
Do đó, dù bạn đặt điện thoại như thế nào đi nữa, chỉ cần dính khuôn mặt của bạn vào khuôn hình thì điện thoại vẫn sẽ mở khóa. Nói không ngoa thì cảm biến nhận diện khuôn mặt đã trở lại và lợi hại hơn xưa rất nhiều.
Công nghệ bảo mật được đưa lên tầm cao mới
Theo tgdd
0 nhận xét:
Đăng nhận xét